Light Novel và những vấn đề liên quan (Kỳ 1): Light Novel là gì?

Nội dung bài viết thể hiện quan điểm cá nhân. Các bạn nên lưu ý điều đó khi đọc. Nói là vậy, bài viết đã có tham khảo từ một số nguồn và mình cũng đã tự tiếp xúc nhiều (tuy không trực tiếp TOT) với cái gọi là "Light Novel" này.

Trong kì này mình sẽ cố làm rõ khái niệm Light Novel là gì còn những vấn đề khác như: Về nhà xuất bản Light Novel; mối quan hệ giữa Light Novel với manga, anime; Một số xu hướng Light Novel; Đi sâu hơn một số phần trong bài viết này;... thì mình sẽ để (các) kì sau.

Trước khi đến với khái niệm về Light Novel (LN) thì mình cần bạn nào trong đầu giữ cái ý niệm "LN = tiểu thuyết ánh sáng" ra luôn và ngay khỏi đầu của bạn. Không biết chữ "light" trong LN ý nói tới nội dung của nó - "dễ đọc" hơn tiểu thuyết thông thường, hay nói tới hình thức - chính xác hơn là số lượng từ của nó ít hơn tiểu thuyết thông thường (vì thường in ở khổ A6 với số trang dao động chủ yếu từ 250 đến 400 trang), hay cả hai hoặc không cái nào cả nhưng chắc chắn không phải nó mang nghĩa "ánh sáng". Cái quái gì mà "tiểu thuyết ánh sáng". "Ánh sáng" kia thể hiện cái quái quỷ gì vậy??? Thiết nghĩ nó là sản phẩm của một bộ óc đã từng học tiếng anh với tâm hồn nghệ thuật, muốn dịch từ "light" theo một cách hoa mỹ và thành ra chúng ta có từ "ánh sáng" ROFL

    Light Novel là một loại tiểu thuyết phổ biến ở Nhật Bản với các đặc điểm sau:
  • Chủ yếu được in ở khổ A6.
  • Có tranh minh họa mang đậm phong cách Nhật Bản.
  • Nội dung hướng tới đối tượng chủ yếu học sinh, sinh viên và tầm tuổi trung niên.
  • Thường được kéo dài thành một serie (nhiều tập).
  • Được xuất bản từ các nhãn hiệu Light Novel (cái này thì kì sau sẽ bàn thêm).
Tuy nói kể ra những đặc điểm nhưng thật sự bản thân từng đặc điểm cũng có ít nhiều những ngoại lệ mà mình sẽ cố gắng đề cập đến trong nội dung từng phần bên dưới.

Khổ giấy


Saekano tập 10 và Highschool DXD tập 22 vừa ra mắt này 20 tháng 7

Tất cả LN mình thấy đều in khổ A6. LN mà mình nói là LN gốc chứ không phải nói đến các bản dịch tiếng Anh hay tiếng Việt hay bất cứ thứ tiếng nào khác được in thành sách. Giải thích đơn giản thì vì chữ Nhật là chữ tượng hình nên cách thể hiện tốt nhất để in truyện khác với bảng chữ cái latinh. Điều đó dẫn đến việc các nhà in bản dịch Việt hay Anh thường thay đổi khổ đề trình bày tốt hơn và cũng phù hợp hơn với bạn đọc trong nước. Tuy vậy cũng có một số LN ở Việt Nam bản dịch có giữ nguyên kích thước gốc như "Cô gái văn chương ấn bản đặc biệt" hay "Suzumiya Haruhi". Lý do chọn khổ A6 theo như mình biết là để thuận tiện cho việc mang theo bên mình và đọc mọi lúc mọi nơi.

Về nội dung

Như đã nói LN là một loại chứ không phải thể loại. Chỉ nội dung không thể phản ánh đó có là một LN hay không. Bản thân LN cũng có mọi thể loại hành động, tâm lý, kinh dị, kịch tính, giả tưởng,... Tùy từng giai đoạn mà sẽ có kiểu cốt truyện theo một xu hướng nhất định (Cái này sẽ bàn tới trong kì tiếp theo). Như có nói, đối tượng mà LN hướng tới - học sinh, sinh viên và tầm tuổi trung niên, nên nội dung của LN "dễ đọc" hơn tiểu thuyết. Cái dễ đọc có thể hiện ở một số điểm như: Đa phần tác phẩm mang ít nhiều yếu tố giả tưởng hoặc nói về cuộc sống (slice of life) nhưng tập trung vào cuộc sống của học sinh, sinh viên (school life) hoặc nhân vật chính là những người trẻ tuổi. Dù vì có đối tượng như vậy nên có nội dung như vậy hay ngược lại hoặc cả hai thì nó cũng đã cho thấy phần "light" trong nó.


Yahari Ore no Seishun Rom-Com wa Machigatteiru

Mahouka Koukou no Rettousei

Thường được kéo dài

Rất nhiều LN được viết ra chủ yếu với số lượng nhiều tập. Nếu có những serie vài tập hay chỉ một quyển thì hẳn rơi vào một trong số các trường học sau:

  • Ý định tác giả ngay từ đầu là vậy (thiểu số);
  • Tác phẩm không bán được nên đành kết cho nhanh;
  • Tệ hơn cái ở trên: không bán được nên bị bỏ đó luôn;
View post on imgur.com
Việc được kéo dài cũng có thể do ý định tác giả như vậy hoặc có khi được hâm mộ quá nên tác giả cố ý "chơi lầy". Còn việc "chơi lầy" có đem lại hiểu quả tích cực không thì tùy từng bộ. Vấn đề trên cũng là vấn đề không lạ đối với Manga.

Tranh minh họa

Yếu tố không thể thiếu được để tạo nên một LN, là yếu tố quan trọng nhất với mình để tạo nên một LN đúng nghĩa. Minh họa ở LN bao gồm tranh minh họa màu ở đầu mỗi quyển và tranh minh họa trắng đen rải rác bên trong các chương truyện nhưng không nhất thiết mỗi chương chỉ một hoặc bắt buộc một chương phải có. Một số quyển LN nhất định còn được in màu tất cả các trang minh họa.

Về số lượng, tranh minh họa màu thường rất ít - chỉ tầm từ 1 đến 3 có thể kết hợp luôn với mục lục - 4 trở lên là ít thấy. Tranh minh họa không màu thì nhiều hơn, ít cũng phải 5, 6 hình. Nội dung của tranh minh họa không màu phản ảnh tình tiết của đoạn truyện ở trang trước hoặc sau trang minh họa. Nội dung của trang tranh minh họa màu có thể là một tình tiết bất kì đáng chú ý trong truyện, hoặc đơn giản chỉ để giới thiệu hoặc vẽ nhân vật hoặc... (nói chung là mang tính "giới thiệu").

Đế ý thấy một số truyện được tranh cãi liệu có phải là LN hay không sẽ thấy "cách thể hiện" tranh minh họa có điểm khác với những quyển chắc chắn là LN. Trong Monogatari Series, nếu như ở tập Nekomonogatari hay Orokamonogatari thì chỉ có 3 hình minh họa đôi (hình minh họa dàn hai trang) không màu hơn còn ở tập Koyomimonogatari thì có đến 13 hình minh họa không màu (chắc cũng vì tập này có thể coi là tuyển tập các mẩu truyện bên lề serie). Nhìn chung thì không thấy hình minh họa màu trong series này và hình minh họa thiên về "tính giới thiệu"


Hình minh họa đôi trong Koimonogatari

Hình minh họa trong Koyomonogatari
Biblia có chỉ hai hình minh họa màu (một trong số đó thì thấy không liên quan tới truyện), các hình minh họa không màu nằm đầu mỗi chương. Chúng đều mang tính "giới thiệu".

Hình minh họa màu trong tập 2 có kết hợp mục lục

Hình minh họa không màu mang "tính giới thiệu"

Kết luận

Xoanh quanh vấn đề LN thì thật sự có nhiều quan điểm khác nhau và tác giả bài viết cũng không cố chứng minh quan điểm của mình là đúng tuyệt đối làm gì cho mệt. Ai mới biết về LN chấp nhận "tạm" nó cũng được. Suy đi tính lại mình vẫn thấy hình minh họa là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thứ gọi là LN nhưng chắc chắn nó không thể là yếu tố độc lập duy nhất. Một số nguồn khác các bản có thể tham khảo:

Thêm chút là, có một số dịch giả ở Sonako cho rằng LN là LN vì đơn giản tác giả/nhà xuất bản coi đó là LN!!!

Light Novel và những vấn đề liên quan:
Kỳ 1: Light Novel là gì?
Kỳ 2: Xuất bản LN tại Nhật.
Kỳ 3: Phát hành LN tại Việt.