Light Novel và những vấn đề liên quan (Kỳ 3): Phát hành LN tại Việt

Tình trạng: Ngày cập nhật mới nhất bài viết này 01/02/2016.

Mình dùng từ phát hành mà không phải là từ xuất bản trong nhan đề bài viết này không vì bên Việt chỉ dịch lại tác phẩm bên Nhật mà thật sự những cái tên quen thuộc với các bạn đọc LN như Thái Hà, IPM đều không dính dáng gì tới nhà xuât bản (nxb) cả. Bài viết từ đây sẽ sẽ phân tích các ý nên mọi người có thể nắm ý mình cần nhấn mạnh vì bản thân cũng chả rõ mình có viết lan man hay không rõ ràng quá không LOL

IPM, Thái Hà, Nhã Nam là gì?

Nhiều người vẫn thường nhầm các cái tên quen thuộc kể trên là nxb. Đây là nhầm lẫn thường thấy ở bạn đọc. Còn như một trang bán sách trực tuyến như Tiki lại rất tỉnh về vấn đề này.

untitled1

Chính xác thì họ là các công ty cổ phần có đăng ký hoạt động ở ngành nghề in ấn, liên quan đến in ấn. Và trong bài viết này sẽ gọi họ là nhà phát hành.

  • CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT BẢN VÀ TRUYỀN THÔNG IPM.
  • CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HOÁ VÀ TRUYỀN THÔNG NHÃ NAM.
  • CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH THÁI HÀ.

Theo mình viết thì ngoài Kim Đồng và Trẻ ra thì chưa có nxb nào tham gia phát hành LN. Đa số các LN hiện này đều tới nhờ tay của các nhà phát hành như IPM. Tất nhiên tương lại thì không ai nói trước được :3

Ngoài lề chút, để có thể được coi là nxb ở Việt Nam (đương nhiên là theo pháp luật), thì phải:

Luật Xuất bản - Điều 13. Điều kiện thành lập nhà xuất bản
Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
2. Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
3. Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
4. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nghị Định Số: 195/2013/NĐ-CP - Điều 8. Điều kiện thành lập và bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản
1. Ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 13 của Luật Xuất bản, nhà xuất bản được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích từ 200 mét vuông (m2) sử dụng trở lên;
b) Có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản;
c) Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản.
2. Trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản nhà xuất bản có trách nhiệm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan chủ quản và nhà xuất bản bảo đảm kinh phí hằng năm ít nhất 05 (năm) tỷ đồng, để nhà xuất bản thực hiện nhiệm vụ xuất bản theo tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản.

Với các điều kiện khắt khe nên tới gần đây chỉ có tầm 60 nxb trên cả nước. Và đương nhiên những cái tên như IPM, Thái Hà, TABooks, Sakurabooks, Nhã Nam, Amakbooks đều khó có thể đủ tiêu chuẩn làm nxb.

Để xuất bản LN ở Việt cần có sự tham gia của?

Như trong bài viết trước, các LN Nhật ra tới thị trường sách là thông qua các dấu xuất bản của chính nxb đó. Còn ở Việt, LN ra tới thị trường thường thông qua sự hợp tác giữa nxb và nhà phát hành.

Bạn có để ý đâu đó trên bìa các cuốn LN mình đang sở hữu có hai cái tên một là nxb và một cái tên khác.

cover-1---bi-1.u547.d20161201.t091231.435542

Vậy có buộc phải có hai bên như nói ở trên hay không?

Không. Nxb có thể không cần nhà phát hành vì bản thân họ cũng có thể tự đảm nhiệm vai trò của nhà phát hành. Như nxb trẻ với tựa LN GJ Club (Câu Lạc Bộ Giỏi Và Sành Sỏi).

VpaMJuJ

Nhưng ngược lại thì không, nhà phát hành không thể xuất bản tác phẩm nếu không có giấy phép xuất bản nên họ không thể độc lập đưa sách ra thị trường. Ít nhất theo mình biết là vậy.

Nhưng thường thì nhà phát hành hiện nay mới chủ yếu là người đưa các dòng LN về Việt Nam và nhờ họ ta mới có nhiều tựa LN mà đọc. Thiết nghĩ các nxb không mấy mặn mà với thị trường mới nổi và cũng lắm “mìn” này. Đây là vấn đề không chỉ riêng LN nói riêng mà văn học nước ngoài đưa về Việt Nam nói chung.

Điều thú vị

Tuy không dính dáng đến nxb nhưng dường như có điều gì đó giống với dấu xuất bản được sử dụng bởi Sakurabooks.

cuon-sach-cua-su-ket-thuc_690x900_127212962

Công ty phát hành là CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT BẢN VÀ GIÁO DỤC QUẢNG VĂN nhưng cái tên đề lên sách lại là Sakurabooks. Điều này không thấy xuất hiện ở một số tựa sách dịch khác của chính Quảng Văn. Có thể chức năng mà nhà phát hành hướng tới cho cái tên là phân biệt dòng LN với các sách khác. Độc giả nhìn tên là viết đây là LN. Đây cũng là cái thú vị nhỏ mình tìm ra trong khi viết bài này :3

Vai trò của nxb và nhà phát hành?

Sau đây là vai trò của hai cái tên này trong suốt quá trình đưa LN từ Nhật về đến tay bạn đọc mà mình có thể hình dung ra được (lấy ví dụ quyển Biblia):

  1. IPM thỏa thuận với bên Nhật mua bản quyền.
  2. IPM dịch, biên tập, chỉnh sửa rồi gửi lại bên Nhật để họ chốt. Không được thì lập lại bước này tới khi qua thì thôi.
  3. IPM đưa bản đã chốt với bên Nhật tới nxb Văn học để họ chốt. Không được thì lập lại bước này tới khi qua thì thôi rồi nộp lưu chiểu.
  4. Nxb sau đó kiểm tra, gửi lưu chiểu và ra quyết định xuất bản. Nộp lưu chiểu là giữ lại một bản gốc để sau này có gì đem so sánh trong trường hợp IPM có thay đổi nội dung đã phê duyệt và đem phát hành có vần đề. Lúc đó nxb không chịu trách nhiệm về phần thêm bớt của chính IPM.
  5. IPM đi in ấn và phát hành ra thị trường.
  6. Các bạn mua về. Xong.

Trên thực tế quá trình có thể sẽ khác ở một vài chỗ vì dụ như vì chắc chắc sẽ được nxb duyệt nên IPM đem đi in song song với quá trình xin giấy phép xuất bản để phát hành cho kịp ngày; hoặc có thay đổi ở một số công đoạn như họ thuê công ty khác in chứ không tự in chẳng hạn; có khi có một số công đoạn nhỏ nữa mà mình không thể lường được vì là người ngoài cuộc nhưng cơ bản chắc là đủ rồi.

Vụ của Amak Books là một ví dụ cho quá trình sai phạm trong khâu xuất bản. Theo bài viết này, họ đã phát hành sách ra thị trường nhưng sau đó lại có thông tin rằng họ chưa có được quyết định phát hành.

bia-1.u2469.d20170103.t112154.406956

Đương nhiên mọi điều mình viết chỉ là dựa trên những gì đọc và nghe được :3 Mà vụ Amak hình như cũng êm xuôi rồi nên có gì mọi người kiếm quyển Hiệp sĩ lưu bản mua ủng hộ họ. Các bạn có thể tham khảo một bài báo cũ ở đây để biết thêm về mặt trái "mối liên kết" giữa nxb và nhà phát hành.

Những nhà phát hành/xuất bản LN ở Việt Nam hiện nay

Đâu đó trong bài viết mình đã có nhắc tới khá nhiều cái tên, và sử dụng đôi khi còn khá loạn, nhưng giờ vẫn xin tổng hợp lại dù chả biết có đủ không nữa và rõ ràng tương lại sẽ có một vài cái tên khác lol

Những LN nào đã được đưa về Việt Nam?

Danh sách đầy đủ thì các bạn có thể xem tại một bài viết trong forum Hako để cập nhật chứ giờ mình viết cũng bỏ đó :3

Lời cuối

Trong một năm trở lại đây thì số lượng LN về đã tăng rõ rệt. Đây là một xu hướng hẳn còn phát triển trong thời gian tới vì thị trường rõ ràng cho thấy nguồn cầu đang rất lớn.

IPM có lẽ sẽ là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong lĩnh vực phát hành LN khi chỉ mới đầu năm mà họ đã thả thính ngập mồm bạn đọc với những tựa hot tuy không làm mình ngạc nhiên lắm.

Như cũng có nói tại bài viết trước với số lượng LN ra mắt chỉ trong một tháng ở Nhật tới gần trăm cái tên thì sẽ luôn đem lại sự mới mẻ cho bạn đọc. Đó cũng là cái mình muốn tận hưởng nhưng dường như điều đó còn quá xa xỉ khi thị trường LN Việt Nam giờ mới dần nóng lên :3 Nhưng hi vọng thì không tốn xu nào nên… XD

Có lẽ sau bài viết này sẽ mất không ít thời gian để lên nội dung cho kỳ tới dù ý tưởng thì khá nhiều như mối quan hệ tay ba giữa LN - Anime - Manga; Các kịch bản thường thấy trong LN;... Hẹn gặp lại các bợn sau!!!

Light Novel và những vấn đề liên quan:
Kỳ 1: Light Novel là gì?
Kỳ 2: Xuất bản LN tại Nhật.
Kỳ 3: Phát hành LN tại Việt.